Các Tone Sáo Trúc Phổ Biến Nhất
Các loại sáo trúc? Các tone sáo trúc phổ biến?
Các tone sáo phổ biến nhất hiện nay bao gốm sáo C5, Bb4, A4, G4, F4, Dizi C5, Dizi Bb4, Dizi A4.
Cũng giống như các loại sáo trên thế giới như bộ sao Ấn Độ, bộ sáo Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc được phân chia thành nhiều tone và loại sáo khác nhau.
Như bộ trầm, bộ trung, bộ cao
Bộ sáo trầm thường các có các tone như Sáo Đồ trầm C4, Rê trầm D4, Mi trầm E4, Fa trầm F4. Sol trầm G4. La trầm A4.
Bộ sáo trung thường là các tone như Si giáng Bb4, Si bình B4, Đô C5, Đô thăng C5#
Bộ sáo cao thường là các tone Re cao D5, Mi cao E5, Fa cao F5, thậm chí là Sol cao G5.
Sáo càng trầm thì ống sáo càng to còn sáo âm càng cao thì ống sáo càng nhỏ.

Bộ Sáo Cơ Bản
Vì sao cần nhiều tone sáo như vậy?
Ngoài nhiệm vụ solo biểu diễn độc tấu thì sáo trúc còn làm nhiều nhiệm vụ khác là đệm hát hay hòa tấu trong dàn nhạc.
Khi cần một âm thanh trầm thì ta nên sử dụng Bộ sáo trầm, hoặc khi đệm hát cho ca sĩ ở một tone giọng có nhiều dấu thăng, giáng, chẳng hạn như giọng “La giáng trưởng” thì người chơi sáo chỉ cần sử dụng cây sáo La giáng trầm (Ab4) là có thể trình diễn rất dễ dàng.
Mặc dù cây sáo Đô C5 10 lỗ có thể chơi được tất cả các quãng giọng khác nhau, tuy nhiên muốn chơi hay và truyền cảm thì chúng ta nên chọn một tone sáo phù hợp. Như vậy, người trình diễn sẽ thoải mái và dễ dàng hơn trong diễn tấu
Các tác phẩm được viết riêng cho từng loại sáo.
Bản nhạc Cánh Chim Tự Do được NSƯT Triệu Tiến Vượng viết riêng cho cây sáo G5
Tác phẩm kinh điển Vung Roi Quất Ngựa Vận Chuyển Lương Thực
( Dương Tiên Thôi Mã Vận Lương Mang 扬鞭催马运粮忙)
được tác giả Ngụy Hiển Trung viết riêng cho cây sáo E5
Một tác phẩm kinh điển nữa là tác phẩm “Mục Dân Tân Ca” 牧民新歌
(Dân ca mới của người du mục )
Được tác giả viết riêng cho Sáo Si Bình (theo cách gọi của VN)
Sáo Trúc Hoàng Anh
TÌM HIỂU THÊM VỀ GIÁ VÀ CÁC LOẠI SÁO TRUC CỦA VIỆT NAM